Google
 
WWW This blog

Friday, May 20, 2005

Father and Daughter - A review.

Father and Daughter - A review.
To whom it my concern



user posted image


Father and Daughter - A movie review by Exorcist. All rights reserved. Email: tuexorcist@yahoo.com

Rating: user posted image
Thể loại: Short/Animation/Drama.
Năm sản xuất: 2000
Đạo diễn: Michael Dudok De Wit.
Kịch bản: Michael Dudok De Wit.
Thời lượng: 8 phút.

***

Hình như phim này là phim đầu tiên mà anh gửi cho em, xem nào, vào ngày 15/1 thì phải. Chẳng biết em có còn thời gian mà xem lại nó nữa hay không, còn anh trong những lúc nhớ nhà vẫn bật nó lên xem, để được nghe giai điệu của bản “Sóng Danube” để nhớ lại những giây phút êm đềm khi sống trong tình cảm gia đình. Mà phim là dành cho “Cha và con gái” cơ mà, nó hợp với em hơn. Em là một con người tình cảm, chẳng vì thế mà đã khóc thút thít khi xem bộ phim này. Chỉ có 8 phút ngắn ngủi thôi, chỉ với những nét vẽ đơn giản bằng than chì cùng với việc tô màu bằng kỹ thuật số đơn giản, vậy nó đem lại cho người xem bao nhiêu xúc cảm. Bài review này xin được tặng riêng cho em, người – mà – chẳng – ai – biết – là – ai – đấy.

user posted imageuser posted image


Vào khoảng thời gian cuối năm 2000, đầu năm 2001 có một bộ phim ngắn được các nhà phê bình điện ảnh đánh giá rất cao. Các liên hoan phim, các giải thưởng lớn mà bộ phim này tham dự cũng như được đề cừ thì hầu như không giải thưởng nào lọt khỏi tay đạo diễn cùng đoàn làm phim cả. Không nói ra hẳn các bạn cũng biết đó chính là bộ phim mà tớ đang viết review – bộ phim ngắn “Father and Daughter” của đạo diễn người Hà Lan Michael Dudok De Wit. 8 phút ít ỏi đó là 8 phút người xem bị mê hoặc bởi kịch bản cũng như sự kết hợp tuyệt vời giữa âm nhạc và nét vẽ của người hoạ sĩ. Cho dù điện ảnh có phát triển như thế nào chăng nữa, kỹ thuật kỹ xảo có thể thay thế người hoạ sĩ trong nhiều lĩnh vực, nhưng “Father and Daughter” vẫn sẽ mãi là một kiệt tác trong thể loại phim ngắn, là một tiêu chuẩn để cho các nhà làm phim ngắn hướng tới.

user posted imageuser posted image


“Father and Daughter” đề cập đến tình cảm gia đình, thứ tình cảm mà con người tự nhiên sinh ra đã có rồi. Người cha tạm biệt cô con gái thân yêu của mình để lên đường. Ngày qua ngày, dù mưa dù nắng, cô bé vẫn ra bờ sông ngóng cha với một niềm tin mãnh liệt rằng người cha thân yêu sẽ quay trở lại. Hết ngày rồi lại đến năm, rồi năm này qua năm khác. Ngày chia tay cha, còn là một cô bé lẫm chẫm, rồi cô gái ấy lớn dần lên, già đi nhưng vẫn không quên cái bến sông nơi tạm biệt người cha. Người cha thì vẫn chưa thấy về, nhưng niềm tin mãnh liệt của người con gái thì vẫn còn đó, và nó sẽ còn theo cô đến lúc cuối đời.

user posted imageuser posted image


Một điều đáng tiếc là “Father and Daughter” không phát hành dưới dạng DVD, nó chỉ được trình chiếu như một đoạn phim ngắn có tính chất giải trí, vì thế không có nhiều khán giả biết đến. Được xem bộ phim này, có lẽ tớ cũng là một người may mắn, vì không bỏ lỡ một tác phẩm xuất sắc. Không một thước phim nào trong “Father and Daughter” là không có giá trị. Sự kết hợp giữa âm nhạc và nét vẽ hoạt hình cũng tuyệt vời, phải ghi nhận công lao của người chọn nhạc nền, bản “Danube Waves” của Iosif Ivanovici hợp với nội dung phim một cách hoàn hảo. Kết thúc của bộ phim cũng là một kết cục mở, để người xem có thể tuỳ ý lựa chọn những cách kết thúc hợp theo ý mình. Chỉ có 8 phút thôi, có thể bạn không tin, nhưng đây là một trong những bộ phim cảm động nhất mà tớ đã từng xem từ trước đến giờ. A must – see movie! Highly recommended!

user posted image


9h49’ PM, GMT + 9:00

20/05/2005, a special day.

Wednesday, May 18, 2005

Gloomy Sunday - The suicide song.

Có thể bạn không tin, nhưng đó lại là sự thật. Một bài hát có thể khiến con người ta ám ảnh, buồn bã và tìm đến giải pháp tự kết liễu cuộc đời mình. Một bài hát buồn thảm, nói về một tình yêu đã mất, sự tuyệt vọng và chán chường được bộc lộ rõ ràng qua từng nốt nhạc ... Nếu bạn không phải là người vững vàng về mặt tình cảm, xin đừng nghe bài hát này làm gì....

"Gloomy Sunday" là tên của một bài hát kể về 1 tình yêu đã mất. Thật đúng như tựa đề của nó, bài hát được viết vào một ngày Chủ Nhật, thật ảm đạm của tháng 12 năm 1932 bởi 1 nhà soạn nhạc tên là Reszo Seress.

Reszo thường nằm nguyên ngày trong căn phòng của mình ở thủ đô Paris. Người phụ nữ anh yêu vừa cự tuyệt tình yêu cao thượng của anh. Reszo luôn luôn tôn thờ tình yêu của mình, nên vì vậy anh đã phải đau khổ thật nhiều khi tình yêu của anh bị từ chối. Trong nỗi thất vọng, anh đã sáng tác ra bài hát sầu thảm nhất trong đời. Khi bài nhạc được hoàn thành, Reszo cảm thấy nhẹ nhàng hơn đôi chút trong lòng. Tuy nó không bù vào nỗi mất mát tình yêu to lớn kia, nhưng bài hát của anh ta thật hay - đủ hay để được đưa vào dĩa nhạc thời bấy giờ.

Khi Reszo cố gắng bán "Gloomy Sunday", thoạt đầu anh đã gặp nhiều khó khăn khi tìm người tiêu thu.. Các nhà sản xuất dĩa nhạc cho rằng bài hát nghe rất lạ và quá buồn thảm để trở thành 1 dĩa nhạc có giá tri..

Một nhà sản xuất đã viết rằng: " Có cả một mối tuyệt vọng bị cưỡng ép thật kinh khủng trong bài hát ấy. Tôi không nghĩ rằng nó sẽ đem lại điều gì hay ho cho người nào nghe bài hát ấỵ" (There's a sort of terrible compelling despair about it. I don't think it would do anyone anyone any good to hear a song like that.)

Nhưng không vì thế mà Reszo ngừng cố gắng để tìm mối tiêu thu.. Cuối cùng, anh ta đã tìm được 1 nhà sản xuất chịu phát hành nhạc của anh. Khi bài hát được tung ra thị trường cũng là lúc nhiều sự việc lạ lùng bắt đầu xảy ra.

Một người đàn ông đang ngồi trong 1 quán café đông đúc tại Budapest đòi ban nhạc chơi bản "Gloomy Sundaỵ" Người đàn ông ngồi tại bàn ông ta vừa nhấp rượu champagne vừa lắng nghe bài nhạc. Khi bản nhạc chấm dứt, người đàn ông trả tiền, rời khỏi quán, và vẫy 1 chiếc xe taxi. Vừa ngồi vào trong xe, ông ta liền lôi ra 1 khẩu súng và tự kết liễu đời mình.

Vài ngày sau đó, một cô gái bán hàng thật trẻ đã tự treo cổ tại Berlin. Nằm phía dưới chân của cô gái là tờ nhạc của bài "Gloomy Sundaỵ"

Một cô thư ký xinh đẹp tại New York tự tử trong căn apartment bằng hơi ga đã để lại một mẩu giấy nhỏ xin yêu cầu bản nhạc "Gloomy Sunday" được chơi vào buổi lễ an táng cô.

Khắp thế giới, có nhiều bài tường trình về những cái chết liên quan đến bài hát ấy. Ca sĩ chết trong lúc hát. Người ta chết trong lúc nghe.

Cuối cùng thì công ty truyền thông Anh Quốc phải cấm hẳn bài "Gloomy Sunday" vào những buổi phát thanh thường lệ trên làn sóng. Công ty này không thể làm ngơ trước những lời phiền hà đến từ bài hát ấy.

Nhiều hệ thống viễn thông Hoa Kỳ cũng nhanh chóng làm giống vậy. Mười lăm quốc gia khác đã đâm đơn kiện bài hát. Các luật sư quanh thế giới đã tranh luận rằng, người soạn nhạc của bài hát có nên chịu trách nhiệm cho hàng loạt cái chết là hậu quả của sự sáng tạo của anh ta hay không. Nhưng khi các đài radio cố gắng hủy bỏ bài hát thì nó càng trở nên phổ biến hơn. Người ta còn cản thấy hào hứng hơn khi nghe bài hát "tự tử" này (suicide song).

Bài hát dường như ảnh hưởng mọi người không phân biệt gì đến tuổi tác hay tầng lớp. Một người đàn ông 80 tuổi tự hủy diệt đời mình bằng cách nhảy từ cánh cửa sổ lầu bảy xuống trong khi bài nhạc đang hát. Một cô gái 14 tuổi chết đuối khi trong tay còn cầm một bản copy của bài "Gloomy Sunday".

Một nạn nhân trẻ tuổi khác, một cậu bé sai vặt người Ý, đang đi ngang một người ăn xin trên lề đường đang hát bản nhạc "Gloomy Sunday" đột nhiên dừng lại, để chiếc xe đạp của cậu sang một bên, tiến dần đến chỗ người ăn xin và cho ông ta hết số tiền mà cậu đang có. Sau đó chẳng một lời nào, cậu bé đi đến một cây cầu gần đấy và tự nhảy xuống tìm lấy cái chết.

Báo chí lượm lặt hết tất cả những câu chuyện và gửi phóng viên đến phỏng vấn Reszo và hỏi anh ta nghĩ gì về điều ấy. Nhưng Reszo cũng bàng hoàng như bao người khác. Anh ta cũng chẳng hiểu vì sao bài hát của mình đã gây ra nhiều điều bất thường đến vậy.

Từ đó, người soạn nhạc dường như bị truyền nhiễm những điều bất lành theo sau bài nhạc bất cứ khi nào và nơi đâu khi bản nhạc được chơi lên. Khi bài "Gloomy Sunday" trở thành một "top hit" trong tuần, Reszo đã viết một lá thư gửi cho người yêu cũ của chàng và xin thêm một cơ hội nữa để nối lại mối duyên xưa.

Ngày hôm sau, người ta tìm thấy thi hài của cô gái trẻ đã chết vì uống thuốc quá liều lượng. Bên cạnh cô ta là một tờ giấy với nét chữ nghệch ngoạc trên ấy nhưng còn có thể đọc được. Ðó là tên của bài nhạc "Gloomy Sunday".

Ðến lúc này thì Reszo chẳng còn nghi ngờ gì về bài hát mang đầy tính nguyền rủa của chính mình. Lần đầu tiên trong đời, Reszo cố gắng thu hồi lại bài nhạc để nó khỏi bị lan ra nhiều thêm. Nhưng tất cả mọi nổ lực của anh đều không thành. Bài hát càng bị cấm, nó lại càng trở nên phổ biến hơn. Những bản copy lậu được bày bán trên đường phố như một loại trái cấm.

Trong mỗi quốc gia, số người chết lại càng gia tăng. Bài hát đã đem lại nhiều lời đồn đãi chết người đến nỗi các nhạc sĩ không dám chơi bài ấy hay thậm chí các ca sĩ cũng sợ không dám hát.

Thời gian trôi qua. Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ và người ta cũng bắt đầu quên đi bài hát ấy. Dần dần, cơn sốt bài hát được lắng dịu xuống.

Vào thời điểm này Cơ Quan Truyền Thông Anh Quốc quyết định nới lỏng lệnh cấm bài hát. Ðài BBC cho phát thanh "Gloomy Sunday" trên làn sóng điện, nhưng bấy giờ bài nhạc chỉ còn là một hợp tấu khúc (orchestral piece). Từ ấy bài hát được sửa lại theo lối hoà âm hợp khúc này.

Cũng bài nhạc được sửa lại theo kiểu version mới này được phát ra và cứ lập đi lập lại hàng giờ trong một căn apartment nhỏ. Người cảnh sát đi tuần gần đấy cứ phải nghe mãi một bài hát và lấy làm la.. Tiếng âm nhạc phát ra từ cánh cửa sổ của một hộ apartment trên con phố mà người cảnh sát tuần tiểu. Cảm thấy lạ vì người nào có thể nghe mãi một bài hát cứ hát đi hát lại mãi thật nhiều lần mà không ngừng nghỉ, người cảnh sát cuối cùng quyết định điều tra.

Khi viên cảnh sát bước vào căn nhà, "Gloomy Sunday" đang được hát trên dàn máy hát xoay tròn tự động. Thân thể của một thiếu phụ đang nằm cạnh chiếc bàn nơi để chiếc máy hát đang chạy. Người thiếu phụ đã chết với một liều thuốc ngủ cực mạnh.

Ðây mới chỉ là một bắt đầu của hàng loạt cuộc tự tử khác nối tiếp. Một lần nữa, Cơ Quan Truyền Thông Anh Quốc phải ra cấm lệnh đối với bài hát.

Giờ đây thì Reszo Seress đã trở thành một người luôn bị ám ảnh bởi những cái chết do bài hát của anh ta gây nên. Anh cũng đã chọn giải pháp kết liễu đời mình bằng cách nhảy lầu vào năm 1968, từ chính căn hộ của mình.

Có hơn 100 người chết sau khi nghe bài hát "Gloomy Sunday". Bài hát vẫn có thể được nghe từ thời này sang thời khác. Gần đây, số tường trình về những cái chết liên quan đến bài hát ấy không còn nữa. Có lẽ lời nguyền năm xưa đã hết linh nghiệm chăng? Có thể là vậy. Nhưng nếu bạn đang ở trong một quán bar nào đó và khi nghe người disc jockey bảo rằng bài nhạc cũ kỳ lạ "Gloomy Sunday" sắp được chơi, tôi thành thật khuyên bạn nên bước ra ngoài và tham gia những trò chơi khác thì tốt hơn.

ttp://www.geocities.com/TelevisionCity/Studio/4598/gloomy.html

Theo "Strange But True - Mysterious and Bizarre People" by Tom Slemen và sưu tầm trên Net.

***

Gloomy Sunday

Sunday is gloomy, the hours are slumberless
Dearest of shadows I live with are numberless
Little white flowers will never awaken you
Not where the dark coach of sorrow has taken you
Angels have no thought of ever returning you
Would they be angry if I thought of joining you?

Gloomy Sunday

Gloomy sunday, with shadows I spend it all
My heart and I have decided to end it all
Soon there'll be prayers and candles are lit, I know
Let them not weep, let them know,that I'm glad to go
Death is a dream, for in death I'm caressing you
With the last breath of my soul, I'll be blessing you

Gloomy Sunday

Dreaming
I was only dreaming
I awake and I find you asleep and deep in my arms
Dear...
Darling, I hope that my dream hasn't haunted you
My heart is telling you how much I wanted you

Gloomy Sunday
It's absolutely gloomy sunday
Gloomy Sunday

***

Monday, May 16, 2005

Dormward bound.

It is a little bit ghostly, isn't it?

Image hosted by Photobucket.com



With the flash is on, everything seems better ;-).

Image hosted by Photobucket.com

Sunday, May 15, 2005

Yojimbo - A review.

Yojimbo (The Bodyguard)

Poster

A movie review by Exorcist – All rights reservered. Email: tuexorcist@yahoo.com

Rating: 4 stars

Thể loại: Drama/ Action/ Crime/ Thriller/ Jidai geki

Năm sản xuất: 1961

Đạo diễn: Akira Kurosawa (kiêm nhà sản xuất).

Kịch bản: Akira Kurosawa (dựa trên tiểu thuyết “Red Harvest” của Dashiell Hammett)

Diễn viên chính: Toshiro Mifune (vai Sanjuro Kuwabatake), Eijiro Tono (vai Gonji – người bán rượu Sake), Seizaburo Kawazu (vai Seibei), Kyu Sazanka (vai Ushitora), Tatsuya Nakadai (vai Unosuke), Daisuke Kato (vai Inokichi)...

Thời lượng: 110 phút.

***

Cũng giống như “Seven Samurai” và nhiều phim về Samurai khác của đạo diễn lừng danh – “The Emperor” – Akira Kurosawa, bộ phim “Yojimbo” (Vệ sĩ) là một jidai geki, một bộ phim lịch sử lấy bối cảnh là nước Nhật thế kỉ 19, những năm 1860s. Tiện đây tớ nói qua luôn về thể loại jidai geki, một thể loại khiến tớ mê mẩn trong thời gian gần đây, đang cố gắng làm một bộ collection về cái thể loại này.

Jidai geki là thể loại phim dành riêng cho đất nước Nhật Bản. Xem những phim thuộc thể loại này, chúng ta sẽ biết được nhiều điều về lịch sử, văn hoá cũng như con người Nhật. Ngay từ những năm đầu tiên của điện ảnh, từ những thời kì phim câm thì những thước phim jidai geki đầu tiên đã xuất hiện, với những câu chuyện kể về những huyền thoại samurai (Zatoichi hoặc Sanjuro), tái tạo lại những sự kiện lịch sử và gìn giữ tinh thần samurai thông qua những thước phim ấy. Theo tiếng Nhật thì “geki” có nghĩa là kịch (theater) (có nhiều thể loại, ví dụ như sengoku geki, ken geki, jidai geki...), jidai geki bao gồm các bộ phim lấy bối cảnh là nước Nhật trước năm 1968, năm bắt đầu kỷ nguyên hiện đại của nước Nhật. Nói chung các bộ phim thuộc thể loại jidai geki thường có các màn đấu kiếm giữa các samurai, sự thanh toán nhau giữa các băng đảng ... và rất hấp dẫn. Tuy nhiên, các phim jidai geki chỉ được phương Tây biết đến thông qua các bộ phim của Akira Kurosawa (Seven Samurai, Yojimbo, Ran, Sanjuro...), Takeshi Kitano (Zatoichi) hoặc Kill Bill cũng là một biến thể của jidai geki vậy. (Sẽ có một bài viết kỹ hơn về thể loại phim này).

Yojimbo 02

Trong số các đạo diễn phim nước ngoài (không nói tiếng Anh) được giới phê bình điện ảnh cũng như các nhà làm phim Mỹ đề cao nhất, chắc chắn Akira Kurosawa nổi lên như một tài năng xuất chúng. Có lẽ ngay cả Vittorio De Sica tài năng với “Bicycle Thief” và “The Garden of the Finzi – Continis” cũng đứng sau ông một bậc. Các bộ phim của Akira Kurosawa là cảm hứng cho các đạo diễn người Mỹ làm các bộ phim ăn theo, và ngay cả các bộ phim ăn theo này cũng thu được những thành công đáng kể. Ta có thể kể ra đây “The Magnificent Seven” là remade của “Seven Samurai”, “Courage Under Fire” là lấy ý tưởng chủ đạo từ “Rashomon”, “Star Wars” chịu ảnh hưởng của “The Hidden Fortress” ... trong đó, “Yojimbo” là bộ phim được làm lại nhiều nhất và có ảnh hưởng nhất. Người Mỹ đã hai lần làm lại “Yojimbo”, lần đầu tiên vào năm 1964 với “A Fistful of Dollars”, lần thứ hai vào năm 1996 với “Last Man Standing”.

Yojimbo 01

“Yojimbo” đưa người xem về với nước Nhật những năm 1860s. Sanjuro (do Toshiro Mifune thủ vai – ông đóng rất nhiều vai chính trong phim của Akira Kurosawa) là một ronin (samurai độc lập), lang thang đó đây hành hiệp, giúp người nghèo chống lại áp bức bóc lột. (Nói qua một tẹo, hầu như phim nào thuộc thể loại jidai geki đều hay có nhân vật chính kiểu này – nó tượng trưng cho tinh thần samurai Nhật. Có thể xem thêm “Zatoichi” và “Sanjuro” để kiểm chứng). Sanjuro là một kiếm sĩ xuất chúng, có thể hạ gục đối thủ chỉ trong chiêu kiếm đầu tiên (hehe, đây chính là phong cách làm phim về kiếm sĩ của Nhật, không giống với Hollywood, còn vẽ vời chán chê mới kết liễu ). Dừng chân ở một làng quê, Sanjuro được ông chủ quán rượu Gonji (Eijiro Tono thủ vai) kể cho về sự áp bức của hai băng đảng địa phương. Sanjuro quyết định ở lại, bất chấp nguy hiểm để tiêu diệt chúng.

Yojimbo 04

Sanjuro tìm cách để cho hai băng đảng này tiêu diệt lẫn nhau, anh chỉ là người toạ sơn quan hổ đấu và ra đòn cuối cùng. Anh đi đêm với cả hai băng đảng, chấp nhận sự mạo hiểm cực lớn để chúng chém giết lẫn nhau. Hai băng đảng địa phương này, một bên là nhà Ushitora buôn vải, bên kia là nhà Seibei buôn rượu sake và chứa gái. Với băng Ushitora, cầm đầu là ba anh em, trong đó đáng chú ý là gã vừa béo vừa ngu Inokichi và người em trai út Unosuke. Unosuke là người duy nhất có súng ở địa phương, và để tiêu diệt hắn thì Sanjuro phải tìm được cách lại gần mà không bị bắn .

Cốt truyện của “Yojimbo” đơn giản chỉ có vậy, nó cũng giống như nhiều bộ phim jidai geki khác. “Yojimbo” hấp dẫn người xem từ đầu đến cuối thông qua diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên, của kịch bản vô cùng thông minh và cách xử lý tình huống xuất sắc của Akira Kurosawa. Phải nói là Toshiro Mifune thủ vai Sanjuro cực kỳ thành công, thành công đến nỗi Clint Eastwood tài năng như vậy trong A Fistful of Dollars cũng không khiến tớ quên được Toshiro. Toshiro Mifune và Akira Kurosawa còn cặp với nhau trong rất nhiều phim khác nữa, giống như cặp Martin Scorsese và Robert De Niro ở Hollywood vậy. Toshiro nhập vai Sanjuro một cách rất tự nhiên, diễn xuất không quá cường điệu và những lúc cần sự hài hước để làm nhẹ bớt không khí căng thẳng do những màn chém giết mang đến, Toshiro luôn hoàn thành một cách xuất sắc. Cũng cần phải nói đến kịch bản của Yojimbo đã được Akira Kurosawa chuyển thể linh hoạt từ một tiểu thuyết phương Tây, ông đã làm dịu đi nhiều sự căng thẳng trong các phim Jidai geki thường thấy bằng những đoạn ngắn mang tính hài hước xen vào giữa phim, và những đoạn hài hước này thành công đến nỗi nhiều nhà phê bình phim cũng xếp luôn Yojimbo vào thể loại Comedy . Tính hài hước của Yojimbo ngoài sự diễn xuất thành công của Toshiro thì còn phải kể đến Daisuke Kato, người thủ vai Inikichi, gã samurai vừa béo vừa ngu. Chính những đoạn diễn của Daisuke Kato đem lại những tiếng cười rất sảng khoái, nhất là vẻ mặt của Inokichi, chỉ cần trông thấy đã buồn cười rồi .

Yojimbo 03

Tuy là một phim thuộc thể loại Jidai geki, trong “Yojimbo” không có quá nhiều cảnh bạo lực. Ngay cả những cảnh bạo lực này cũng đã phần nào bị những thước phim đen trắng làm giảm đi đáng kể. Chính vì thế, nó hợp với nhiều loại người xem và cũng chính vì thế Yojimbo được biết đến rộng rãi hơn. Nếu như bạn muốn tìm hiểu và khám phá thể loại Jidai geki, hoặc muốn tò mò xem thử phim của Akira Kurosawa, hãy bắt đầu với Yojimbo chứ không phải “Seven Samurai” hoặc “Rashomon”, càng không nên là “Zatoichi” hoặc “Kill Bill”. Sau khi xem xong Yojimbo, hãy tìm xem thêm “A Fistful of Dollars” và “Last Man Standing”. Một bộ phim xuất sắc của một đạo diễn tài ba, xứng đáng có mặt trong danh sách các phim cần phải xem. A must see movie! Highly recommended.