Google
 
WWW This blog

Saturday, April 30, 2005

The sound of music - A review.

The Sound of Music – Giai điệu của niềm hạnh phúc.

Poster

The sound of music - A movie reviewed by Exorcist. All rights rerserved. Email: tuexorcist@yahoo.com
Rating: Four stars
Thể loại: Musical/Family/Drama.
Năm sản xuất: 1965
Hãng sản xuất: Twentieth Century Fox Pictures.
Thời lượng phim: 174 phút.
Đạo diễn: Robert Wise
Kịch bản: Ernest Lehman, dựa trên tiểu thuyết “The Trapp Family Singers” của Maria Augusta Trapp.
Các diễn viên chính: Julie Andrews (vai Maria), Christopher Plummer (vai thuyền trưởng Von Trapp), Eleanor Parker (vai nữ nam tước), Richard Haydn (vai Max Detweiler), Chamian Carr (vai Liesl), Heather Menzies (vai Louisa), Nicholas Hammond (vai Friedrich), Duane Chase (vai Kurt), Angela Cartwright (vai Brigitta), Debbie Turner (vai Marta), Kym Karath (vai Gretl) …
***
Đã rất nhiều lần tớ định viết review cho bộ phim này rồi, nhưng đều phải bỏ dở giữa chừng. Không phải là không muốn viết, căn bản chỉ sợ mình viết không toát lên được hết những gì mình muốn nói về bộ phim này. Đây là bộ phim mà tớ yêu thích nhất từ trước tới nay, exactly number one. Viết về thứ mình yêu thích và đam mê như thế mà viết dở thì chán vô cùng, thà đừng viết còn hơn. Kể ra thì cũng khối người bảo thích những kiểu phim như thế này thì có vẻ girlish thế nào ấy, nhưng chó cứ sủa đoàn người cứ đi, nhỉ ? Cũng bởi đây là fav movie, cho nên cách viết review cũng sẽ có phần nghiêng về đánh giá chủ quan, thỉnh thoảng lại chen vào một số đoạn phát biểu cảm nghĩ hoặc đại loại như vậy, mọi người thông cảm nếu có gì gọi là overrate :-D.

Seven notes

children

Ý định làm một bộ phim về gia đình Von Trapp được các nhà làm phim Hollywood nhen nhóm vào cuối những năm 50s và đầu 60s. Hai năm sau khi câu chuyện về gia đình thuyền trưởng Von Trapp đã được đưa lên sân khấu Broadway, hãng Paramount Pictures đã có ý định mời Audrey Hepburn thủ vai Maria để bấm máy “The Sound of Music”. Do Audrey Hepburn đã từ chối nên Paramount Pictures đành xếp lại dự định đó. (Ý kiến riêng một tí ở đây - exorcist nghĩ là Audrey đóng vai Maria có lẽ không hợp lý lắm, nếu mà có đóng thì lại rơi vào tình trạng phải nhờ một người hát thế - giọng hát của Audrey có âm vực không được tốt – lại giống tình trạng của bộ phim My Fair Lady. Trong khi đó thì Julie Andrews dường như sinh ra là để đóng phim ca nhạc – năm trước đó thì chính Audrey (vai Eliza trong My Fair Lady) đã bị Julie Andrews lấy mất giải OSCAR dành cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với vai Mary Poppins (trong bộ phim cùng tên)). Có lẽ Paramount Pictures sẽ phải hối tiếc về quyết định này vì vào những ngày cuối tháng sáu đầu tháng bảy năm 1964, hãng phim Twentieth Century – Fox đã mời đạo diễn Robert Wise bấm những thước phim đầu tiên của “The Sound of Music” – sau đó giật luôn 5 giải OSCAR năm 1965 trong đó có 2 giải lớn là “Phim hay nhất” và “Đạo diễn xuất sắc nhất” cả một giải tất yếu là “Âm nhạc hay nhất” nữa. Hai giải OSCAR còn lại là “Biên kịch hay nhất” và “Âm thanh hay nhất”. Không những thế, từ sau khi xuất xưởng cho đến bây giờ thì “The Sound of Music” đã và đang trở thành một trong những bộ phim được yêu thích rộng rãi trên toàn thế giới, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, quốc tịch …
edelweiss


Nói sơ qua một chút về cốt truyện của “The Sound of Music” nhỉ. Trong “The Sound of Music”, kịch bản xoay quanh câu chuyện của Maria (Julie Andrews) – một cô gái trẻ đang chuẩn bị tinh thần trở thành một ma-xơ trong tu viện vùng Salzburg – cuối cùng thì cô lại tìm thấy cuộc sống đích thực của mình không phải là bên trong bốn bức tường nhà dòng mà là một cuộc sống của một người vợ cũng như một người mẹ. Cho dù Maria được nuôi dưỡng và lớn lên trong tu viện, các nữ tu sĩ ở đây vẫn cảm thấy cô không thích hợp lắm với công việc phụng sự Chúa Trời (chán òm ). Maria thuộc típ người tràn trề sinh lực, luôn ca hát và hoạt động suốt ngày (có thể thấy rõ điều này qua bài hát “Maria” được các nữ tu sĩ trình bày trong phim ). Để kiểm chứng lại những gì mình nghĩ, mẹ bề trên ở tu viện quyết định gửi Maria đến làm bảo mẫu cho lũ trẻ nhà thuyền trưởng Von Trapp – một lũ trẻ không được giáo dục đúng cách và nghịch như quỷ. Những phiền toái mà lũ trẻ mang lại cho Maria cũng như cách mà cô dùng để chinh phục được tình yêu của chúng được xử lý khá nhẹ nhàng và thuyết phục. Khi thu phục được lũ trẻ thì một điều tất nhiên là Maria cũng chinh phục được nốt trái tim của thuyền trưởng Von Trapp. Những trục trặc nho nhỏ cản trở mọi việc tiến triển một cách thuận lợi thỉnh thoảng xảy ra trong phim, chẳng hạn như việc thuyền trưởng Von Trapp bị Đức quốc xã triệu tập lại vào quân đội, gia đình trốn chạy ra sao ... tất cả đều được các nhà làm phim giải quyết khá tài tình và mang màu sắc hài hước. Hì hì, công nhận là cốt truyện thì có cái gì đó girlish thật , nhưng quan trọng là nó đã được các nhà làm phim xử lý một cách hoàn hảo bằng âm nhạc và tài năng của họ.
So long, farewell
Nếu xét về khía cạnh âm nhạc, thì phải nói là âm nhạc của “The Sound of Music” là tuyệt vời. Các bài hát, các bản nhạc trong phim theo ý kiến riêng của tớ là cực kỳ hay và ấn tượng. Do bộ phim lấy bối cảnh là vùng Salzburg nước Áo cho nên hầu hết các bài hát đều theo điệu Valse cả. Đối với riêng tớ thì các bài hát trong bộ phim này còn có tác dụng làm cho con người ta quên đi nỗi buồn, yêu đời và trẻ trung hơn. Một ví dụ đơn giản và điển hình đó chính là bài “The Lonely Goatherd”, khi nghe và xem trình bày ca khúc này thì đến người khó tính nhất chắc cũng phải ngoác miệng ra mà cười. Rồi còn biết bao ca khúc nữa, như “Maria”, “Do Re Mi”, “My favorite things”… các bạn thử xem phim rồi sẽ biết. Hơn thế nữa, các nhà làm phim đã dùng chính những ca từ của các bài hát làm lời thoại cho một số trường đoạn, và điều này đã đem lại thành công mỹ mãn. Với tình yêu nồng nhiệt nhưng vẫn còn có chút gì đó trẻ con giữa Rolfe (Daniel Truhitte) và Liesl (Chamian Carr) thì lời thoại sẽ là ca khúc “Sixteen Going On Seventeen”. Tình yêu đằm thắm và từng trải giữa thuyền trưởng Von Trapp và Maria thì sẽ được thấy qua ca khúc “Something Good”, còn ca khúc “Do Re Mi” được dùng để dẫn dẵt bọn trẻ đến với những nốt nhạc đầu tiên, ca khúc “So Long, Farewell” được dùng để tạm biệt mọi người … Âm nhạc chính là phương pháp hữu hiệu mà Maria đã chinh phục được bầy trẻ, bởi âm nhạc mang lại niềm vui và sinh khí cho ngôi nhà. Trong bộ phim, chính thuyền trưởng Von Trapp đã thừa nhận điều này khi nói với Maria: “You bring music to the house. I’ve forgotten.” Cũng không thể nhắc đến vũ điệu được sử dụng trong bộ phim này - chúng đẹp đến ngỡ ngàng, cho dù đó là điệu valse cổ vùng Salzburg giữa Maria và thuyền trưởng Von Trapp hay là những bước nhảy như ba lê của Liesle và Rolfe khi tỏ tình với nhau. Một điều cũng đáng lưu ý là hầu hết các giọng hát trong phim đều chính là của các diễn viên thủ vai, ngoại trừ giọng hát của thuyền trưởng Von Trapp thì không phải do Christopher Plummer thể hiện mà do Bill Lee hát thế.
The lonely goatherd
“The Sound of Music” không được bấm máy trong trường quay tại Hollywood giống các bộ phim khác, mà nó được quay tại các địa điểm khác nhau ở chính Salzburg. Điều này làm cho hình ảnh của bộ phim tự nhiên hơn và tất nhiên là đẹp hơn nhiều so với các bộ phim làm ở trường quay (có thể so sánh với “Singin’ In The Rain”). Những khung cảnh thơ mộng của vùng Salzburg đã góp phần nào đó đối với thành công của bộ phim.

Something good

Về diễn xuất của các vai trong phim thì không có gì đáng bàn cãi. Tuy các vai diễn trong phim thật sự không có nhiều đất để diễn nhưng tất cả các diễn viên đều thể hiện thành công nhiệm vụ của mình. Nhất là các vai Maria và lũ trẻ con nhà Von Trapp. Vai cô bé Gretl do Kym Karath có lẽ được nhiều người xem nhớ đến nhất, một phần chắc vì hình ảnh đáng yêu khi Gretl hát những câu cuối cùng trong bài So Long, Farewell trên bậc cầu thang, và những lời hát cũng dễ thương vô cùng: «The Sun has gone to bed and so must I. Goodbye...» Julie Andrews thì dường như cô đóng phim ca nhạc là một bản năng, từ những vai diễn trên sân khấu Broadway như trong «Camelot» đến điện ảnh Hollywood như trong «Mary Poppins» và «The Sound of Music» đều xuất sắc. Tuy không nhận được giải cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, nhưng Julie Andrews đã được thừa nhận với giải Quả cầu vàng dành cho nữ diễn viên đóng phim ca nhạc xuất sắc nhất, đó là lẽ dĩ nhiên.

When a dog bites..

Với tớ, có lẽ «The Sound of Music» luôn luôn là bộ phim yêu thích nhất, đơn giản vì mỗi lần xem nó, tớ đều cảm thấy vui vẻ và yêu đời. Tháng nào hầu như tớ cũng xem lại, trừ những lúc nó không có ở nhà vì bị người khác mượn. Không có nhiều bộ phim khiến người xem có cảm giác như thế, nhất là những bộ phim được xuất xưởng trong những năm gần đây. 174 phút cho một bộ phim, nghe ra thì có vẻ hơi dài, nhưng nếu như bạn yêu âm nhạc cũng như muốn có những giây phút thoải mái và vui vẻ thì chúng lại trở nên chẳng thấm tháp gì. Một bộ phim mà có thể cả gia đình lúc nào cũng có thể quây quần bên nhau xem, một bộ phim mà có thể được các thế hệ trong một gia đình kể lại cho nhau, một bộ phim cũng thích hợp cho các đôi đang trong thời kỳ tán tỉnh nhau ... nói chung là một bộ phim xứng đáng có mặt trong mọi danh sách các bộ phim hay nhất của mọi thời đại. A movie of all time ever! A must - see movie! Highly recommended!
5h30’ AM GMT+7:00,
April 10, 2004

Casablanca - A review.

Casablanca – The most romantic movie of all time.

Poster


Casablanca – A movie reviewed by Exorcist. All right reserved. Email: tuexorcist@yahoo.com

Rating: 4stars
Thể loại: Drama/Romance/War
Năm sản xuất: 1942, xuất xưởng vào ngày 22/01/1943.
Đạo diễn: Michael Curtiz
Kịch bản: dựa trên vở kịch “Everybody Comes To Rick’s” của Murray Burnett và Joan Allison.
Diễn viên chính: Humphrey Borgart (vai Rick), Ingrid Bergman (Ilsa), Paul Henried (Victor), Claude Rains (Louis) ...
Thời lượng: 105 phút.

***
Khi nhắc đến Casablanca, chắc không phải là quá lời khi tớ nói là một trong những bộ phim được yêu thích nhất trên toàn thế giới. Vào tháng 6 năm 1998, Viện Điện Ảnh Hoa Kỳ (AFI – American Film Institute), đã bình chọn Casablanca là bộ phim đứng thứ hai trong 100 phim hay nhất mọi thời đại, sau Citizen Kane, và vào tháng 6 năm 2002, AFI tổ chức bầu chọn 20 phim lãng mạn nhất mọi thời đại thì Casablanca chiếm vị trí số 1, trên cả Gone With The Wind. Bài review này cũng chỉ là một trong vô vàn các bài viết của những người yêu thích điện ảnh đã từng xem và yêu mến Casablanca. Lần đầu tiên tớ đi xem bộ phim này là ở Fansland, cách đây khoảng 8,9 năm. Và từ đó tới nay, tớ đã xem lại Casablanca không biết bao nhiêu lần, với nhiều đối tượng khác nhau, lục tung Internet để tìm kiếm kịch bản phim, các giai thoại xung quanh nó, rồi kiếm DVD về cất vào bộ sưu tập movies của mình ... tiện đây nhắc luôn những ai có ý định sưu tập phim thì đừng quên Casablanca nhé.

Rick and Sam


Kể từ khi Casablanca ra mắt công chúng vào năm 1943, các lời đồn đại và những huyền thoại xung quanh việc làm bộ phim này được thêu dệt khắp nơi trên nước Mỹ. Một số giai thoại được nhiều người biết tới nhất đó là việc nhà sản xuất Hal B. Wallis’ tẹo nữa đã chọn Ronald Reagan và Ann Shridan vào vai Rick và Ilsa, có tận hai kịch bản phim cho tới trước giờ bấm máy (một kịch bản đã được dựng thành phim, kịch bản còn lại cho Rick và Ilsa hưởng hạnh phúc bên nhau), kịch bản này được viết và cập nhật liên tục trong quá trình quay phim, khiến cho những diễn viên chính cũng chẳng biết đằng nào mà lần nữa. Một ví dụ điển hình là khi Ingrid Bergman hỏi đạo diễn Michael Curtiz là Ilsa yêu ai hơn, giữa Rick và Victor Laszlo, ông đã trả lời: “Hãy diễn như bị giằng xé giữa hai người.”

Mặc dù những nhà bình luận điện ảnh có đưa ra bao nhiêu lời đánh giá nhận xét hấp dẫn, cho dù các giai thoại xung quanh bộ phim vẫn có sức quyến rũ mọi người..., nếu bạn muốn tận hưởng được hết những gì tuyệt vời nhất mà Casablanca có thể mang lại cho bạn, thật là đơn giản, bạn hãy đi xem bộ phim này (nếu bạn chưa được xem). Bạn cần biết chút ít cơ bản về lịch sử thế giới để có thể đánh giá được hết sức mạnh và sự quyến rũ của Casablanca. Bộ phim này là một trong những bộ phim ít ỏi thực hiện được hầu hết các yêu cầu chỉ có ở trong những kiệt tác điện ảnh, đó là: hoà nhập khán giả vào kịch bản phim, các diễn viên thể hiện vai diễn một cách xuất sắc (tớ nghĩ là không thể tách rời Casablanca ra khỏi các diễn viên đã thực hiện bộ phim), và các nút thắt chỉ được gỡ ra khi đến hồi cuối.

Rick, Ilsa and Victor


Không giống như nhiều tác phẩm điện ảnh mà sau này trở thành các tác phẩm kinh điển (khó xem, khó hiểu đối với đại đa số khán giả, như Citizen Kane chẳng hạn), Casablanca đã hấp dẫn người xem ngay từ buổi đầu công chiếu, cho dù các viên chức của hãng Warner Brothers đã trông chờ vào sự thất bại của nó. Bộ phim được đề cử 8 giải Oscar và được trao 3 giải chính là : Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản phim hay nhất và Phim hay nhất. Cho đến nay, việc Humphrey Borgat và Ingrid Bergman không được nhận hai giải Nam, Nữ diễn viên xuất sắc nhất năm 1943 vẫn là một điều ngạc nhiên đến khó hiểu đối với các nhà phê bình cũng như đối với những người đam mê môn nghệ thuật thứ bẩy này. Người ta vẫn còn ngạc nhiên vì Ingrid Bergman thậm chí còn không cả được đề cử cho vai nữ chính xuất sắc nhất trong Casablanca, mà lại được đề cử cho vai Maria trong “For Whom The Bell Tolls”. Tại lễ trao giải, chính nữ diễn viên Jennifer Jones – người thắng cuộc ngày hôm đó, đã nói với Ingrid: “Chị xứng đáng được nhận giải thưởng này hơn tôi”. Trong Casablanca có rất nhiều những đoạn thoại đáng nhớ, tiêu biểu là :“Here’s looking at you, kid” (Nhìn em kìa, cô bé), “Of all the gin joints in all the towns in all the world, she walks into mine”, “Round up the usual suspects” (Sau này có một bộ phim lấy tên là The Usual Suspects, là từ câu nói này mà ra), “Louis, I think this is the beginning of a beautiful friendship”, ... nhưng khoái nhất là đoạn hội thoại giữa Yvonne và Rick : “Where were you last night ?” “That’s so long ago, I don’t remember” – “Will I see you tonight ?” “I never make plans that far ahead”. (Tạm dịch cái đoạn này ra tiếng Việt nhé : “Tối qua anh ở đâu ?” “Lâu quá rồi, tôi không nhớ.” – “Chúng mình gặp nhau tối nay nhé?” “Tôi không bao giờ lập kế hoạch xa như vậy.”) Có thể không nhiều người để ý đến đoạn thoại kia, nhưng chính cái đoạn đó cho tớ thấy rõ nhất cuộc sống của những người đang tị nạn ở Casablanca, ranh giới giữa sống và chết là hết sức mong manh, không thể nào lường được. Một điều khá thú vị và cũng buồn cười mà tớ được biết là sau khi xem Casablanca xong thì có rất nhiều người quả quyết là trong phim ấy có câu “Play it again, Sam. Cái này là do bị tình cảm làm mờ lý trí đây. Nếu chịu khó ngồi xem lại phim mấy lần, và đọc kịch bản toét cả mắt thì chỉ thấy có hai câu hơi hơi giống là : “Play it” với lại “Play As Time Goes By”.
Một điều làm cho Casablanca được nhiều thế hệ khán giả yêu thích đó chính là tính hiện đại của nó. Trong khi một số phim sản xuất vào những năm 30, 40 đã trở nên lỗi thời đối với người xem bây giờ thì Casablanca vẫn giữ được tính hấp dẫn. Các đề tài nói về sự dũng cảm, đức hy sinh và chủ nghĩa anh hùng vẫn được các thế hệ khán giả đón nhận, các đoạn hội thoại đầy thông minh và dí dỏm, các nhân vật trong phim được thể hiện một cách hoàn hảo, tái hiện một cách sống động trong phim cho dù cho đến nay thì đã gần 60 năm trôi qua.

At Rick's Cafe Americain


Như mọi người hầu hết đã biết cốt truyện của phim, diễn ra khoảng 1 năm trước khi phát xít Đức xâm lược nước Pháp. Ilsa (Ingrid Bergman) và chồng của cô, người chiến sĩ đấu tranh cho tự do Victor Laszlo (Paul Henried) chạy trốn đến Quán cà phê “Rick’s Cafe Americain” tại Casablanca. Hai người đang bị bọn phát xít săn lùng ráo riết , họ tới quán cafe này đển ẩn náu. Nhưng chính quyền địa phương, dẫn đầu là đại uý Louis Renaut đã bị phát xít Đức điều khiển, cũng tìm tới nơi và Laszlo cần nhanh chóng kiếm được giấy thông hành để trốn thoát. Sau đó Ilsa biết được rằng quán cafe này là của Rick Blaine (Humphrrey Borgat), người tình đích thực của đời cô. Hai người gặp nhau khi Ilsa yêu cầu Sam (Dooley Wilson) chơi bài “As Time Goes By”, bài hát gợi lại tình yêu của Rick và Ilsa khi còn ở Paris. Khi ánh mắt của họ chạm nhau cũng là lúc bao nhiêu kỷ niệm lãng mạn ở Paris tràn về...

In Paris


Humphrey Borgat và Ingrid Bergman. Bất cứ một ai đã xem Casablanca thì khi nhắc đến bộ phim này chắc hai cái tên này xuất hiện ngay trong đầu. Họ đã thể hiện một vai diễn quá xuất sắc, đồng thời cũng tạo ra một trình độ diễn xuất mà khán giả không thể nào hình dung ra bất cứ ai khác lại có thể đảm nhận được hai vai diễn ấy (chắc mọi người phải bất ngờ lắm khi biết rằng đây không phải là sự lựa chọn số một của các nhà làm phim). Trong sự nghiệp điện ảnh của cả Humphrey Borgat và Ingrid Bergman thì đây là hai đỉnh cao của họ. Humphrey Borgat nhập vai Rick, một anh chàng cay độc giấu trái tim tan vỡ đằng sau vẻ bề ngoài lạnh lùng. Ilsa tới Casablanca khiến trái tim đã tưởng chừng đã nguội lạnh của Rick lại đập trở lại, đoạn mô tả tính cách cá nhân cực kỳ phức tạp này của Rick đã bộc lộ hết khả năng diễn xuất tuyệt vời của Humphrey Borgat. Với Ilsa, Ingrid Bergman cũng đã chói sáng trong phim. Liệu có anh chàng nào trên thế giới này mà không từ bỏ tất cả mọi thứ để chạy trốn cùng nàng ?

In Casablanca


Ít được biết tới hơn là Paul Henried, một diễn viên được hãng Warner Bros thuê. Hầu hết mọi người đều chỉ biết đến Paul Henried như là một người thứ ba trong tam giác tình cảm Rick – Ilsa – Victor, một phần cũng do trình độ diễn xuất của Paul Henried chưa bằng được Humphrey Borgat và Ingrid Bergman, nhưng Paul Henried cũng đã thể hiện vai diễn của mình một cách đáng trân trọng. Ngoài ra còn phải nhắc đến một số gương mặt quen thuộc xuất hiện trong phim : Conrad Veidt vào vai viên thiếu tá phát xít Strasser, Peter Lorre vào vai Urgate và Sydney Greentreet nhập vai Ferrari, ai cũng đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, tớ rất Claude Rains trong phim này,(vai đại uý Louis Renaut), và tớ nghĩ Claude diễn hay không kém Humphrey Borgat và Ingrid Bergman đâu. Đây là một vai diễn chói sáng trong một sự nghiệp điện ảnh không được thành công cho lắm của Claude Rains, tớ thấy thất vọng và khó hiểu khi Claude Rains cũng không được nhận giải Oscar cho Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất (được trao cho Charles Coburn, phim the More The Merrier).

Nhắc đến Casablanca mà quên mất đạo diễn thì quả là thiếu sót. Không phải là do may mắn mà Michael Curtiz có được thành công này. Trong những năm 20 đến những năm 50, ông là một trong những đạo diễn cho ra lò nhiều phim nhất ở Hollywood, khoảng hơn 100 phim trong đó có những phim được xếp vào dạng “kinh điển” như : “Cabin In The Cotton” (1932), The Adventures of Robinhood (1938), Angels With Dirty Faces (1938), Yankee Doodle Dandy (1942), Mildred Pierce (1945)... Ông được các nhà phê bình đặt cho một cái ngoại hiệu khá kêu, đó là : “Hollywood’s Most Prolific, Skilled and Colorful Director”.

Ilsa


Không hiểu sao bây giờ người ta ít làm những phim kiểu như Casablanca, không biết có phải do các kết thúc có chút đắng cay đã lùi về quá khứ cùng các thước phim đen trắng ? Nếu Casablanca được dàn dựng trong thời buổi hiện nay, chắc là Rick và Ilsa có lẽ sẽ cùng trốn thoát trên một chuyến bay sau khi đã trải qua một trận đấu súng ác liệt (he he, nếu đạo diễn là bác Ngô Vũ Sâm thì có khi Rick sẽ là một tay súng cừ khôi, bắn hai tay như một...). Sẽ không có tình bạn đẹp giữa Louis và Rick. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra với Victor Laszlo nhưng chắc là anh sẽ không có được Ilsa. Chính cái kết thúc không có hậu này của Casablanca đã làm cho bộ phim trở nên bất tử, bởi vì nó mô tả đúng sự thực những gì diễn ra trong thời điểm đó chứ không phải làm nhiệm vụ thoả mãn cho các khán giả vốn thích các kết thúc có hậu. (Tớ nói ngoài lề một tẹo : khi diễn đoạn này, mọi người có để ý đến vẻ mặt của Ilsa không : Một vẻ mặt thể hiện trạng thái ngập ngừng, bối rối rất thành công. Cơ bản là do kịch bản phim đến đoạn này vẫn chưa xong, vừa diễn vừa viết rồi cập nhật nên Ingrid Bergman trong suốt quá trình đóng phim vẫn không biết là cuối cùng Ilsa sẽ lên máy bay theo Victor hay ở lại với Rick, đâm ra lại khiến Ingrid thể hiện vai Ilsa lúc đó quá là đạt ) Các nhà viết kịch bản phim bây giờ cũng nên suy nghĩ về vấn đề này một chút, trước khi họ viết những kịch bản phim có một cái “happily ever after” ending. Kết thúc có hậu thì dĩ nhiên sẽ làm thoả mãn người xem, nhưng rõ ràng là không đáng nhớ và cách xử lý như vậy dễ dàng hơn nhiều so với việc tìm ra một cách giải quyết hợp lý.

Sau này, một số đạo diễn cũng đã cố gắng làm lại bộ phim này nhưng không ai vượt qua được cái bóng khổng lồ do bộ phim năm 1943 để lại. Gần đây nhất là vào năm 1990, khi Sydney Pollack dựng lại cốt truyện này dưới tên phim “Havana”. Mặc dù dàn diễn viên của phim đó khá là nổi tiếng : Robert Redford và Raul Julia, bối cảnh phim diễn ra cũng đã có sự thay đổi về địa điểm, tuy nhiên đó vẫn chỉ là sự ăn theo, do đó sự thất bại là điều tất yếu. Casablanca sẽ không còn là Casablanca nữa rồi khi không có Humphrey Borgat và Ingrid Bergman.
Khi làm phim Casablanca, chắc chẳng có ai trong đoàn làm phim nghĩ rằng họ đang xây dựng nên một kiệt tác nghệ thuật. Thậm chí họ còn không thuê được một chiếc máy bay thật trong cảnh quay ở phi trường nên đành phải dùng một mô hình bằng bìa cứng có vẽ phi hành đoàn đang chuẩn bị cho máy bay cất cánh. Họ chỉ dám hy vọng vào một thành công nho nhỏ và sự thành công ngoài mong đợi của Casablanca quả là niềm hạnh phúc lớn lao và cũng là một phần thưởng xứng đáng. Càng xem Casablanca ta càng thấy yêu quý bộ phim này. Nó như là một loại rượu vang, càng để lâu càng ngon. Kỹ thuật dựng phim đen trắng không hề bị thời gian làm cho cũ đi như các phim màu, các lời thoại đầy trí tuệ và sắc sảo không hề lạc hậu so với ngày nay. Cho dù tất cả những người ngày xưa ấy bây giờ đã không còn nữa, cho dù bộ phim đã gần tròn 60 tuổi thì người xem vẫn xếp Casablanca là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật điện ảnh. Biết đâu đấy, khi Casablanca tròn 100 tuổi thì vị trí của nó trong danh sách các tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất mọi thời đại có khi còn cao hơn bây giờ. A must-see movie. Highly Recommended!
Rewrite, 4h20' PM, GMT + 9:00.
30/04/2005.
First draft was written in 2002,
Images copyright by A.M.P.A.S

***
Recommendation:
1. Roman Holiday (1953) (Audrey Hepburn và Gregory Peck)
2.Sabrina (1954) (Humphrey Borgat, Audrey Hepburn + William Holden)
3. Wuthering Heights (1939) (Laurence Olivier và Merle Oberon)
4. From Here To Eternity (1953) (Burt Lancaster, Deborah Kerr + Frank Sinatra)
5. An affair to remember (1957) (Cary Grant và Deborah Kerr)

Friday, April 29, 2005

Postech stairway to lab ;-).

I have to climb up and down this 78-step stairway four times a day. According to some special events, the stairway will be decorated with many different styles. I love all of those decorations, it makes me feel better and more relaxed before counting the steps ;-).

stairway 1
Decorating the stairway for the mid term exam.


Stairway 2
The result is impressed, isn't it?

Skiing in Muju resort.

Muju
This is the first time I had been to a ski resort. I came there in January 2005. Skiing is a very wonderful sport althought that was my first experience in skiing.

Thursday, April 28, 2005

2005 Lunar New Year at home :-(

Family

This photo was taken in the 2005 Lunar New Year, the first year that I was away from home. This is my family, as you could see from left to right is my Dad, my youngest sister, my grandmother who is nearly 90 years old, my Mom, my next younger sister and her boyfriend. Oops, right now I miss my family so much. I whish that I could come home to have some simple Vietnamese foods which would be prepared by my Mom.

Do you wanna date her?

tiny love



The girl in this photo had been studied English with me for nearly 3 years in Apollo Center. We had a very good friendship, and if you wan to get close to her, please let me know ;-).

MICA time.

MICA

Will you recognize me in this photo? This photo had been taken when I was working in MICA (Multimedia Information, Communication and Applications) Center, Hanoi University of Technology.

Me. con nha` Meg.

Me con nha Meg

Madi xì dầu với Khủng Long. Kể ra Meg không có em gái cũng hơi phí, nhờ.

Who is MJ?

MJ at Thai Exp

Hey 3mrdc members, do you remember Molly Jones? Who is Molly Jones ;-) ?

Wednesday, April 27, 2005

Princess Bride - A review.

The Princess Bride – Cho những ai đang đi tìm tình yêu đích thực.
Tặng em myvietnam.

Princess Bride 01


*
The Princess Bride – A movie reviewed by Exorcist. All rights reserved. Email: tuexorcist@yahoo.com
Rating: Four stars
Thể loại: Family / Comedy / Romance
Năm sản xuất: 1987
Đạo diễn: Rob Reiner.
Kịch bản: William Goldman, dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của ông.
Diễn viên chính: Cary Elwess (vai Westley), Robin Wright (vai Buttercup), Mandy Patinkin (vai Inigo Montoya), Andre the Giant (vai Fezzik), Wallace Shawn (vai Vizzini) ...
Thời lượng: 98 phút
********
Lâu lắm rồi tớ không viết được cái review phim nào cho ra hồn. Hôm nọ gửi cho em myvietnam xem phim này, một trong những bộ phim mà tớ khá là thích nên quyết định bỏ thời gian chat chit đong đưa online để làm một việc có ích, hị hị, đó là viết review cho “The Princess Bride”, tặng cho tất cả những người vẫn còn tin vào một tình yêu lãng mạn trong cái thời thổ tả này.
*
“The Princess Bride” là một bộ phim dành cho mọi lứa tuổi, và sẽ được khán giả mọi lứa tuổi yêu thích, năm này qua năm khác. Lứa tuổi thiếu nhi sẽ háo hức với cốt truyện cổ tích, với những hiệp sĩ, những tên cướp biển, công chúa và phù thuỷ, cùng với một kết thúc có hậu. Giới trẻ chắc chắn sẽ bị sự lãng mạn đáng yêu của bộ phim hấp dẫn từ đầu đến cuối và tuổi già hẳn sẽ tìm thấy cho mình những phút thư thái cùng với người ông trong “The Princess Bride”.

Buttercup


Nàng Buttercup
*
"The Princess Bride” có kết cấu kiểu truyện lồng trong truyện. Một câu chuyện cổ tích được lồng vào trong một câu chuyện đời thường. Bộ phim được bắt đầu khi người ông (Peter Falk đóng), đến đọc truyện cho người cháu đang bị ốm của mình. Qua đó, câu chuyện cổ tích về nàng Buttercup, về chàng nông dân Westley, về mối tình của họ dần dần được mở ra.
*

Princess and farmboy


Nàng Buttercup và chàng Westley
*
Nàng Buttercup, giống như bao thiếu nữ mới lớn khác, tính tình đỏng đảnh thích hạnh hoẹ anh chàng nhà quê Westley chăn ngựa. Nói chung mỗi lần hạnh hoẹ được Westley là nàng sướng vô cùng, nhưng tới một ngày kia, nàng chợt nhận ra là mình phải lòng chàng, và mỗi lần nàng hạnh hoẹ chàng thì chàng cũng sung sướng không kém (nói ngoài lề một tẹo, thực ra thì bị gái hành mà sướng thì chắc chỉ có trong chuyện cổ tích thôi các bác nhể, chứ hành mãi cáu lên thì lành làm gáo vỡ làm muôi ngay ). Tuy nhiên, chàng thì nghèo, không có tiền, mà không thể chơi kiểu một mái nhà tranh hai trái tim vàng được, nên quyết tâm ra đi tìm đường kiếm xiền để quay về cưới vợ. Trước khi đi chàng cố vớt vát dặn dò nàng hãy đợi anh về, rằng true love thì không bao giờ chết, etc... Dưng mà số phận thì nghiệt ngã, chàng đi chẳng được bao lâu thì nàng đã được hung tin là chàng bị tên cướp biển Robert cho đi bán muốn ngoài khơi, còn nàng thì bị thằng hoàng tử Humperdink bắt về làm vợ... Tất cả những tinh hoa của “Princess Bride” bắt đầu từ đây, ai muốn biết điều gì xảy ra tiếp theo thì xem phim sẽ rõ.
*

Humperdinck

Humperdinck
*
Rất nhiều chi tiết trong “The Princess Bride” đáng nhớ, và đôi khi nó trở thành những lời thoại cửa miệng của người hâm mộ trong thập niên 80. Nhân vật nào trong “The Princess Bride” cũng đều đáng yêu, cho dù đấy là cái đáng yêu của vai chính diện cũng như cái đáng yêu mang màu sắc phản diện. Ví dụ điển hình như gã lùn Vizzini chẳng hạn, rất xảo quyệt nhưng ngộ nghĩnh không tưởng được. Dàn diễn viên trong “Teh Princess Bride” đều hoàn thành vai diễn của mình, có thể không quá xuất sắc nhưng đều tạo được dấu ấn trong lòng khán giả. Có thể nhắc đến sự duyên dáng của Robin Wright trong vai Buttercup, vẻ ranh mãnh láu lỉnh của Cary Elwess qua vai Westley, rồi chất lãng tử hiệp sĩ trong vai diễn Inigo Montoya dưới sự thể hiện của Mandy Patinkin. Âm nhạc của phim thì được đảm nhiệm bởi Mark Knopfler, một minh chứng cho sự thành công của âm nhạc trong phim là soundtrack “The Princess Bride” bán chạy như tôm tươi, có lẽ cũng một phần do danh tiếng của Mark.
*

Inigo Montoya

My name is Inigo Montoya. You killed my father. Prepare to die
*
Tuy mang màu sắc của một câu chuyện cổ tích, nhưng không vì thế mà “The Princess Bride” lại thuộc vào tuýp những bộ phim có thể dễ dàng đoán được những gì sẽ xảy ra ở phần tiếp theo. Khán giả chúng ta cũng sẽ giống như cậu bé trong phim, hồi hộp chờ đợi những gì sẽ được các nhà làm phim hé mở ra dần dần, và cảm thấy nuối tiếc khi bộ phim kết thúc. Trong vòng có 98 phút mà không biết bao nhiêu cảnh phim ấn tượng, đi sâu vào lòng người xem, như màn đấu kiếm giữa hiệp sĩ áo đen với Inigo Montoya, màn đấu trí giữa Vizzini và hiệp sĩ áo đen, rồi khi Inigo Montoya báo được thù giết cha với tay kiếm sáu ngón...Lời thoại của phim cũng là một trong những yếu tố mang lại thành công. Nếu như một ngày nào đó, bạn có cơ hội rảo bước trên đường phố Tây Phương, có thể từ một góc nào đấy, một đứa trẻ cầm kiếm nhảy ra và nói: “My name is Inigo Montoya. You killed my father. Prepare to die” thì đừng có hoảng sợ, chẳng qua vì nó quá yêu thích “The Princess Bride” mà thôi. Highly recommended!
*
27/02/2005
9:32 PM, GMT + 9:00

Couples in 3mrdc, ;-).

Hiep ga

Couples

Mấy đứa rỗi việc chúng nó cứ bảo 3mrdc là nơi tụ tập của những kẻ ế, không có người yêu. Ế là ế thế nào, hehehe, nhìn ảnh thì biết.

Monday, April 25, 2005

Moonlight Sonata.

Dedicated to my sweetheart. Sleep well and have sweet dreams with this beautiful sonata.

*

Image hosted by Photobucket.com


*
Bản sonata số 14 ở điệu tính Đô thăng thứ, tác phẩm thứ 27 của nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig Van Beethoven (tên đầy đủ là Piano Sonata No.14 op. 27 in C sharp minor "Quasi una fantasia"), được đông đảo công chúng yêu nhạc biết đến qua cái tên "Bản sonata ánh trăng", có lẽ là một trong những bản sonata nổi tiếng nhất trong lịch sử âm nhạc.
*
Beethoven viết bản giao hưởng này vào năm 1801, dành tặng nó cho nàng nữ bá tước xinh đẹp mới có 17 tuổi Giulietta Guicciardi, người mà ông đang thầm yêu. Vào năm 1832, vài năm sau khi Beethoven qua đời, nhà thơ Ludwig Rellstab đã so sánh bản nhạc với một đêm trăng tuyệt đẹp bên hồ Lucerne. Từ đó trở đi, công chúng yêu nhạc biết đến bản sonata số 14 này dưới cái tên "Bản sonata ánh trăng."
*
Chính ra những người biết đến bản sonata Ánh trăng ở Việt Nam có lẽ mới chỉ nghe chương đầu tiên của tác phẩm mà không để ý rằng cần phải nghe đầy đủ cả ba chương mới cảm nhận được cái hay của nó. (Hì hì, điều này cũng đúng với một số tác phẩm cổ điển nổi tiếng khác như "The Four Seasons" của Vivaldi - chủ yếu được nghe là phần Mùa xuân, rồi Swan Lake của Tchaikovski phần được nghe chủ yếu là phần trích đoạn "Vũ khúc của bầy thiên nga" ...). Tiện thể đây tớ giới thiệu luôn cả ba chương cho mọi người. Ba chương của Bản Sonata ánh trăng bao gồm:
*
1. Adagio sostenuto
2. Allegretto
3. Presto agitato
*
Chương đầu tiên, đây chính là phần được công chúng biết đến nhiều nhất. Nét giai điệu trong chương một là những âm điệu chậm rãi khoan thai, trên nền hợp âm rải là những giai điệu sâu lắng, đưa người nghe vào một thế giới vô thức, thế giới của giấc mơ và hồi ức. Chương một của bản sonata được coi là một bản dạ khúc tuyệt vời. Tuy nhiên chính Beethoven sau này rất không hài lòng với chương 1 vì nó phổ thông quá, ông càu nhàu: "Đáng ra tôi phải viết được những thứ tốt hơn nhiều".
*
Chương 2 của bản sonata, có nét gì đó giống như một điệu minuet, được viết ở cung D giáng trưởng. Chương 2 với những nét âm điệu tương phản nhẹ nhàng, mềm mại được xem như phần chuyển tiếp từ chương 1 đầy thơ mộng sang chương 3 hào hùng. Chương cuối cùng của bản giao hưởng, hay được gọi là "the stormy final movement", được viết ở thể sonata.
*
Chương cuối là chương phức tạp và sống động nhất. Ở chương cuối này, Beethoven còn thử nghiệm việc chọn chương cuối cùng của bản sonata là phần quan trọng nhất. Mọi người lắng nghe kỹ chương cuối sẽ hiểu được tại sao Beethoven luôn được biết đến như một nghệ sĩ chuyên phá phím bẻ đàn khi chơi nhạc .
*
Mọi người có thể download chương 1 của bản Sonata ánh trăng về nghe:

Sunday, April 24, 2005

The diligent bee.

Flower and bee

Bee

To take this kind of photos, I had to wait for nearly ten minutes, took over 20 shots to get only few good pictures.